Ảnh: Đc Phạm Xuân Thăng Ủy viên TW
Đảng, Bí thư tỉnh ủy, CT. HĐND tỉnh thăm gian hàng của hội Nông dân xã Đại Sơn
tại triển lãm huyện Tứ Kỳ đón nhận Huân chương lao động hạng ba và huyện Nông
thôn mới
Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ
xã Đại Sơn lần thứ I, nhiệm kỳ 2020-2025, Ban chấp hành Đảng bộ xã xây dựng Đề
án “Mở rộng diện tích, nâng cao chất lượng, hiệu quả kinh tế chăn nuôi, thủy
sản trên địa bàn xã (Nuôi Baba gai - sản
phẩm OCOP xã Đại Sơn) theo hướng sản xuất hàng hóa giai đoạn 2020- 2025”,
cụ thể như sau:
Phần thứ nhất
ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH VÀ THỰC TRẠNG NGÀNH
CHĂN NUÔI, THỦY SẢN
I. ĐẶC ĐIỂM
TÌNH HÌNH
* Vị trí địa lý: Xã Đại Sơn có tổng diện
tích 9,74 km2 với 10.472 nhân
khẩu. Phía bắc giáp thành phố Hải Dương; phía đông bắc giáp sông Thái
Bình và xã Tiền Tiến huyện Thanh Hà, phía Đông - Nam giáp xã Hưng Đạo, phía Tây
giáp xã Gia Lương và xã Tân Tiến huyện Gia Lộc. Trên địa bàn xã có cụm công
nghiệp Kỳ Sơn. Xã có 6 thôn: Liêu Xá, Nghĩa Xá, Nghĩa Dũng, Bỉnh Dy, Phương Quất
và Mỗ Đoạn.
Năm 2019, tỷ trọng nông nghiệp giảm,
công nghiệp, xây dựng dịch vụ tăng; thu nhập bình quân đầu người năm 2019 là
46,9 triệu đồng (mục tiêu kế hoạch 40
triệu đồng/người /năm).
* Về phát triển nông nghiệp: Tổng giá
trị sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2015 - 2020 (theo giá trị so sánh) ước thực
hiện đạt 241 tỷ đồng, tăng bình quân 3,2% năm. Trong đó nuôi trồng thủy sản
bình quân đạt trên 185 triệu đồng/ha/năm, chăn nuôi phát triển đa dạng hình thành nhiều mô hình
trang trại, gia trại, nuôi tập trung quy mô lớn (toàn xã có 16 trang trại đủ
tiêu chí). Sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt 3.516,5 tấn; diện tích nuôi trồng
thủy sản giữ ổn định là 173,26 ha, tổng sản lượng nuôi thủy sản đạt 4.437,4 tấn
(kế hoạch 4.362 tấn).
Xã Đại Sơn có vị trí địa lý đặc thù:
nằm dài theo ven sông Thái bình, nhiều ao hồ, đất triều trũng, có thổ nhưỡng
đất phù sa nên thích hợp chăn nuôi con baba gai phát triển mang lại tiềm năng kinh
tế cao cho địa phương.
II. THỰC
TRẠNG NGÀNH CHĂN NUÔI, THỦY SẢN
1. Về chăn
nuôi:
- Trong những năm qua, ngành chăn nuôi chiếm khoảng 22% tổng
giá trị thu nhập của ngành nông nghiệp. Đây là ngành sản xuất có tiềm năng phát
triển mạnh trên địa bàn xã. Để phù hợp với cơ chế thị trường thì ngành chăn
nuôi của xã phải chuyển nhanh theo hướng tập trung theo mô hình trang trại; các
hộ chăn nuôi ít nhất từ 50 đến 100 đầu lợn; 1000 đến 4.000 con gia cầm. Loại
hình chăn nuôi theo mô hình này đang phát triển mạnh tập trung tại các khu,
vùng chuyển đổi, đã có những hộ gia đình đầu tư nuôi lợn nái nhân giống, lợn
thịt siêu nạc; gà đẻ trứng… Tổng đàn lợn bình quân hàng năm đạt trên 5.000 con;
đàn gia cầm bình quân đạt trên 50.000 con (gà đẻ trên 40.000 con).
Ảnh: Tại gian hàng của hội Nông dân xã Đại Sơn tại
triển lãm huyện Tứ Kỳ đón nhận Huân chương lao động hạng ba và huyện Nông thôn
mới
2.
Về thủy sản:
Diện tích nuôi trồng thủy sản ổn
định trong các năm qua, diện tích bình quân là 170 ha, năng suất cá bình quân
đạt 4,5 tấn/ha, sản lượng đạt trên 765 tấn/năm.
Diện tích nuôi con baba là 4,7 ha,
năng xuất bình quân 8,3 tấn/ha, sản lượng đạt trên 39 tấn/năm.
- Trong những năm qua các hộ gia
đình đã mạnh dạn đầu tư hạ tầng kỹ thuật, cải tạo ao nuôi, ứng dụng khoa học,
kỹ thuật vào ao nuôi cá, nuôi ba ba đặc sản, đưa các loại con giống mới cho thu
hoạch cao, điển hình như: Hộ ông Túy, ông Liu, ông Pháo, ông An, ông Điệp, ông
Tiến … ở thôn Nghĩa Xá; ông An, ông Ngọc, ông Soạn ông Hoàn, ông Thoại … ở thôn
Liêu Xá; ông Nam, ông Trường, ông Huân ... ở thôn Nghĩa Dũng; ông Dũng, ông Quý thôn Bỉnh Dy; ông Phương, ông Tuyền,
ông Thuận, ông Khái, ông Kiềm ở thôn Mỗ Đoạn; ông Sao, ông Pha thôn Phương Quất…
- Trên địa bàn xã có 16 vùng nuôi
thủy sản tập trung từ 05 ha đến 30 ha, các vùng này đều do các hộ gia đình tự
bỏ vốn đầu tư nên cơ sở hạ tầng, áp dụng khoa học kỹ thuật, các hộ từng bước
dồn đổi thành những diện tích lớn theo hướng sản xuất tập trung.
- Các vùng nuôi thủy sản đó là: triều
Cầu Đòng, Đồng Bông, Đá Bia, triều Vô ở thôn Nghĩa Dũng; Triều 72 mẫu, triều Con
Cá ở thôn Nghĩa Xá; triều Vùng, triều Mẫu 7 thôn Bỉnh Dy; triều Đáy, triều Đống
Gai, triều Bái, triều Kênh thôn Mỗ Đoạn; triều Khới, triều Bờ Đê - Bến Lò thôn
Phương Quất.
- Hiện nay xã đã có 8 hộ nuôi cá lồng với tổng số 96 lồng
trên hệ thống sông Thái Bình. Các loại cá được nuôi phổ biến là cá lăng, cá
trắm, chép, cá diêu hồng… sản lượng đạt
trên 500 tấn/năm.
III.
NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN
1. Thuận lợi
- Được sự lãnh đạo, chỉ đạo của
Huyện ủy, UBND huyện, các cơ quan chuyên môn của UBND huyện thường xuyên quan
tâm, sâu sát, có trách nhiệm và tập trung hơn.
- Sự quan tâm đầu tư của Nhà nước
cho phát triển nông nghiệp đã được cụ thể hóa bằng những chính sách hỗ trợ
giống, vốn, cây con mới. Việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật và chuyển giao công
nghệ được áp dụng thực tiễn trên đồng ruộng. Hỗ trợ thiệt hại do thiên tai,
dịch bệnh, đầu tư kinh phí xây dựng cơ sở vật chất và kết cấu hạ tầng ở nông
thôn.
Ảnh: Tại gian hàng của hội Nông dân xã Đại Sơn tại
triển lãm huyện Tứ Kỳ đón nhận Huân chương lao động hạng ba và huyện Nông thôn
mới
- Đại Sơn là một xã nông nghiệp có diện tích rộng, đất đai đa
dạng, thổ nhưỡng là đất phù sa mầu mỡ, có vị trí tiếp giáp với tỉnh lộ 391 và
đường sông Thái Bình rất thuận lợi cho việc giao thương hàng hóa trong ngành
nông nghiệp.
- Kết quả thực hiện đề án giai đoạn 2015-2020
là cơ sở và nền móng tạo đà cho việc tiếp tục thực hiện Đề án mở rộng diện
tích, nâng cao chất lượng, hiệu quả kinh tế chăn nuôi, thủy sản trên địa bàn xã
(Nuôi con Baba gai - sản phẩm OCOP xã Đại Sơn) theo
hướng sản xuất hàng hóa giai đoạn 2020- 2025.
- Trong những năm qua, việc chăn
nuôi con Baba gai trên địa bàn xã Đại Sơn phát triển mạnh, đặc biệt là thôn Nghĩa
Xá, thôn Liêu Xá và hiện nay đang phát triển mạnh tại các thôn khác trên địa
bàn. Việc đầu tư, phát triển nuôi con Baba có nhiều lợi thế: con Baba gai có
sức đề kháng cao, sống được ở môi trường các ao thùng nhỏ trong khu dân cư, vì
vậy tận dụng được cả diện tích ao nhỏ không lãng phí diện tích. Việc nuôi Ba ba
gai cũng tận dụng được những lao động nhàn dỗi và người già yếu vẫn có thể chăn
nuôi được.
- Những năm gần đây một số hộ nuôi BaBa
trên diện tích ao nổi ở khu đồng, triều trũng cho năng suất cao, BaBa ít bệnh
tật, lớn nhanh.
- Sự hợp tác quốc tế ngày càng mở
rộng, cơ chế chính sách ưu đãi, thông thoáng mở cửa thu hút sự phát triển kinh
tế nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản.
2. Khó khăn
- Ngành chăn nuôi và thủy sản đang
phải đối mặt với những khó khăn, thách thức do ảnh hưởng của thiên nhiên, thời tiết
và ô nhiễm môi trường. Mức chi phí tăng cao, sản lượng thu đạt thấp, thu nhập
giảm so với những năm trước đây. Dịch bệnh liên tục phát sinh với đàn gia súc,
gia cầm, nguồn nước ô nhiễm gây hại cho nuôi trồng thủy sản, giá cả thị trường
biến động thường xuyên đã làm ảnh hưởng không nhỏ cho ngành chăn nuôi và nuôi
trồng thủy sản …
- Hệ thống giao thông thủy lợi còn
nhiều bất cập, việc quy vùng có chỗ còn chưa thực tế, thiếu tính khả thi. Sự
liên kết sản xuất giữa các hộ gia đình còn hạn chế, tư tưởng sản xuất nhỏ lẻ
còn tồn tại, chưa có tính cộng đồng, hội nhập trong canh tác, sản xuất trên
đồng ruộng.
- Việc ứng dụng công nghệ mới, tiếp
thu kiến thức chuyển giao khoa học kỹ thuật chưa kịp thời và thường xuyên. Diễn
biến thời tiết luôn biến động khó lường.
- Ô nhiễm môi trường nguồn nước,
dịch bệnh phát sinh thường xuyên, giá cả đầu vào và đầu ra thường không ổn định
nên tiềm ẩn rất nhiều rủi ro trong sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản.
Ảnh: Tại gian hàng của hội Nông dân xã Đại Sơn tại
triển lãm huyện Tứ Kỳ đón nhận Huân chương lao động hạng ba và huyện Nông thôn
mới
- Các doanh nghiệp chưa quan tâm và tập
trung đầu tư cho nuôi trồng thủy sản đăc biệt là mô hình nuôi BaBa gai. Tình
trạng thiếu lao động trẻ, có trình độ trong nông nghiệp do dịch chuyển sang các
ngành công nghiệp, dịch vụ…
- Việc liên kết giữa bốn nhà “nhà nước, nhà doanh nghiệp, nhà khoa học và
nhà nông” thiếu chặt chẽ, chưa có hiệu quả.
- Một số cán bộ cấp ủy, chính quyền,
đoàn thể chưa thực sự sâu sát quan tâm, lãnh đạo việc thực hiện các chủ trương,
nhiệm vụ công tác về phát triển kinh tế chăn nuôi, nuôi thủy sản.
- Người dân chưa thay đổi tập quán
canh tác cũ, còn có tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước.
Phần thứ hai
MỤC TIÊU, GIẢI PHÁP THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu tổng quát
Quy hoạch, phát triển mở rộng vùng
sản xuất hàng hóa tập trung, đầu tư và ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật trong điều
hành sản xuất để nâng cao chất lượng, năng suất, hiệu quả đáp ứng nhu cầu thị
trường; duy trì diện tích nuôi thủy sản, mở rộng diện tích nuôi con BaBa gai;
đảm bảo về chất lượng trong ngành chăn nuôi của địa phương; đảm bảo an toàn vệ
sinh thực phẩm, vệ sinh môi trường, đủ diều kiện đăng kí thương hiệu sản phẩm OCOP
xã Đại Sơn.
2.
Mục tiêu cụ thể
1.2. Về chăn nuôi
- Quy hoạch phát triển thêm 02 trang trại nuôi gà với quy mô từ
3.000 - 5.000 con; 04 trang trại nuôi gà với quy mô 1.000 - 2.000 con ở 6 thôn,
mỗi thôn thêm một trang trại.
- Sản lượng thịt gia cầm hơi xuất chuồng trên 110 tấn/năm.
Sản lượng trứng đạt 5,5 triệu quả/năm.
- Quy hoạnh thêm 01 trang trại nuôi lợn quy mô trên 200 con tại
khu vực triều 72 (thôn Nghĩa Xá), đồng thời khuyến khích mô hình nuôi quy mô
trang trại, gia trại, với số lượng dưới 50 con tại các khu chuyển đổi theo quy
hoạch.
- Tổng đàn lợn hàng năm đạt trên 4.000 con, sản lượng đạt 410
tấn/năm.
2.2. Về thủy sản
- Duy trì diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản là 165 ha,
sản lượng thu hoạch đạt trên 790 tấn/năm.
- Tập trung cải tạo hệ thống hạ tầng các vùng nuôi trồng thủy
sản tập trung tại khu vực triều 72(thôn Nghĩa Xá), khu triều Cầu Đòng( thôn
Nghĩa Dũng), khu triều Vùng, Cầu Tây( thôn Bỉnh Dy), triều Trạm Bơm, triều Bái,
triều Đáy( thôn Mỗ Đoạn), triều Khới, Bờ Đê ( thôn Phương Quất)...
Ảnh: Gia đình thu hoạch Baba Gai
- Chăn nuôi cá lồng: Tiếp tục tuyên
truyền nhân rộng mô hình nuôi cá lồng tận dụng nguồn mặt nước sông Thái Bình
lên 120 lồng trong khu vực đã được quy hoạch, sản lượng đạt trên 600 tấn/năm.
+ Chăn nuôi con baba (sản phẩm
ocop xã Đại Sơn)
- Mở rộng thêm diện tích nuôi baba giống và thương phẩm, tạo
điều kiện để nâng cao thu nhập, đời sống nhân dân.Tăng từ 4,7 ha hiện nay lên 7,0
ha vào năm 2025, sản lượng ước đạt 70 tấn/năm.
II.
GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Tăng
cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền.
Cấp ủy Đảng, chính quyền có cơ chế, chính
sách, định hướng, giải pháp và kế hoạch cụ thể để triển khai tới toàn thể cán
bộ đảng viên, đoàn viên, hội viên và nhân dân; chỉ đạo các ban ngành đoàn thể, TCXH,
các chi bộ, các Ban công tác MTCS phối hợp triển khai và tuyên truyền vận động
để thực hiện nội dung Đề án. Thành lập Ban chỉ đạo của xã, phân công trách
nhiệm, nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên. Thực hiện nghiêm chế độ kiểm tra,
đôn đốc và giám sát thực hiện nhiệm vụ; tổ chức động viên, khen thưởng kịp thời
những đơn vị, cá nhân tích cực, thực hiện đạt hiệu quả cao.
2. Công tác
quy hoạch, đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật
- Tiến hành rà soát quy hoạch cụ thể
từng xứ đồng; đưa vào quy hoạch các khu chăn nuôi, thủy sản tập trung ở xa khu
dân cư theo quy mô vừa.Tập trung khai thác các ao nuôi thủy sản ở khu chuyển
đổi tập trung; khuyến khích các hộ nuôi ba ba gai ở diện tích ao nuôi trồng
thủy sản trong khu dân cư trong địa bàn toàn xã.
- Có cơ chế quy hoạch đất nông
nghiệp để phát triển công nghiệp tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xây dựng
nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi, thu gom, trung chuyển, chế biến các loại sản
phẩm hàng hóa từ chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản.
- Quy hoạch và triển khai việc xây
dựng mới, nâng cấp các tuyến đường giao thông nông thôn, giao thông nội đồng
đảm bảo thuận lợi cho việc lưu thông, vận chuyển hàng hóa, kinh doanh, sản xuất
cho nhân dân.
3.
Công tác tuyên truyền, vận động
- Đảng ủy, UBND xã đẩy mạnh công tác tuyên truyền sâu rộng tới
các ban, ngành, đoàn thể, đơn vị cơ sở, đến từng hộ dân.
- Từng cán bộ, đảng viên, đoàn viên,
hội viên phải là những nhân tố gương mẫu đi đầu thực hiện để nhân dân học tập
và làm theo.
- Vận động các hộ dân trong vùng quy
hoạch nếu không có điều kiện phát triển sản xuất thì tạo điều kiện hoán đổi
diện tích cho những hộ có điều kiện, khả năng đầu tư phát triển.
- Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp phối
hợp với Hội nông dân xã tổ chức các lớp tập huấn về chăn nuôi, nuôi trồng thủy
sản, đặc biệt là kỹ thuật nuôi con Ba ba gai; giúp đỡ, tư vấn cho các hộ về kinh
nghiệm, vốn, cơ sở vật chất, kỹ thuật, giống…
4. Về khoa
học kỹ thuật
- Thường xuyên tổ chức các cuộc hội
thảo để phổ biến kiến thức, chuyển giao khoa học kỹ thuật cho nhân dân. Cán bộ
khuyến nông xã căn cứ nhu cầu cần thiết tại cơ sở chủ động xây dựng kế hoạch và
tổ chức các chương trình hội thảo tập huấn; Đặc biệt là chuyển giao kiến thức
về chăn nuôi gia súc, gia cầm và nuôi trồng thủy sản.
Ảnh: Gia đình thu hoạch Baba Gai
- Xây dựng điểm các mô hình ao nuôi
thủy sản tiết kiệm chi phí đầu tư, dễ quản lý, chăm sóc, hiệu quả kinh tế cao.
- Đẩy nhanh việc cải tạo, nâng cấp
hệ thống kênh mương và đường giao thông nội đồng. Áp dụng cơ giới hóa vào sản
xuất trên đồng ruộng để giảm sức lao động, hạ giá thành chi phí sản xuất, kịp
thời, nhanh gọn, nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm.
5. Về chính
sách, cơ chế
- Về Quản lý Nhà nước: Cơ quan quản
lý nhà nước thường xuyên kiểm tra chất lượng vật tư nông nghiệp, có trách nhiệm
bảo vệ quyền lợi cho nông dân, kiên quyết xử lý vi phạm pháp luật và các quy
định về phòng chống dịch bệnh, vệ sinh môi trường; các cơ sở chăn nuôi phải xây
dựng hầm bi ô ga để xử lý chất thải, nước thải.
- Về kinh phí hỗ trợ: Đề nghị tỉnh,
huyện xây dựng các chương trình Đề án hỗ trợ cơ sở vật chất, kỹ thuật, kinh phí
cho các mô hình phát triển chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản ở cơ sở. Tăng cường
tập huấn và đào tạo nghề cho nông dân, cải tạo cơ sở vật chất hạ tầng, xây dựng
chợ tiêu thụ sản phẩm, hỗ trợ vốn vay lãi xuất thấp để mua máy móc và các trang
thiết bị phục vụ sản xuất.
Phần thứ ba
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Đảng ủy tổ chức quán triệt Đề án
tới toàn thể các đồng chí trong BCH đảng bộ xã, lãnh đạo chính quyền, MTTQ và
các tổ chức đoàn thể, các chi bộ, các đơn vị cơ sở thôn.
2. MTTQ và các tổ chức đoàn thể, các
chi bộ, các đơn vị cơ sở thôn tổ chức quán triệt Đề án tới toàn thể cán bộ,
đảng viên, đoàn viên và nhân dân để tham gia thực hiện Đề án.
3. Ban chỉ đạo xây
dựng và thực hiện Đề án của xã có
trách nhiệm phân công cho các thành viên thường xuyên chỉ đạo, hướng dẫn các
đơn vị cơ sở thôn tổ chức thực hiện Đề án. Định kỳ tổng hợp kết quả hàng năm,
tổng kết cuối nhiệm kỳ để báo cáo, tham mưu cho đảng ủy lãnh đạo, chỉ đạo thực
hiện.
Ảnh: Gia đình thu hoạch Baba Gai
4. UBND xã xây dựng kế hoạch thực hiện cụ thể, phù hợp với từng
khu vực sản xuất, tổ chức kiểm tra, khảo sát các xứ đồng, khu chăn nuôi, khu ao
vồng để chỉ đạo thực hiện cho phù hợp. HTX dịch vụ Nông nghiệp phối hợp với Hội
nông dân làm nòng cốt để triển khai thực hiện đề án, trong đó HTX nông nghiệp thực
hiện một số loại hình dịch vụ.
5. Các đồng chí Đảng ủy viên với vai
trò phụ trách có trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo, đôn đốc các cơ sở thôn thực
hiện Đề án.
6. Ban chỉ đạo,Văn phòng
HĐND&UBND, Văn phòng đảng ủy, UBKT đảng ủy có trách nhiệm hướng dẫn, theo
dõi, đôn đốc việc triển khai thực hiện Đề án; tham mưu cho đảng ủy tổ chức kiểm
tra, giám sát việc thực hiện Đề án.